Việc làm cho người lớn tuổi – Công việc phổ biến nhất

Nhiều người cho rằng người lớn tuổi khi về già thì nên nghỉ ngơi. Thế nhưng, đứng ở góc độ của họ mà nói, việc không lao động đôi khi còn khó hơn và lãng phí thời gian vô giá. Vậy nên, những người lớn tuổi có thể lựa chọn rất nhiều công việc phù hợp với mình.

Vấn đề việc làm cho người lớn tuổi từ lâu đã trở thành mối bận tâm của các gia đình và xã hội. Bởi ở cái tuổi đáng lẽ ra họ phải được nghỉ ngơi thì trái lại mọi người lại muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho con cháu của mình. Để đáp ứng nguyện vọng này, bài viết sau xin nêu một số công việc phù hợp cho người lớn tuổi.

Các công việc tại nhà

Hầu hết người lớn tuổi thường sống quây quần bên con cháu để tiện chăm sóc. Và họ thường muốn làm việc gì đó để phụ giúp và có tiền tiêu cá nhân. Vậy có những công việc nào tại nhà?

Buôn bán: Mở cửa tiệm buôn bán tạp hóa, thực phẩm, mở quán ăn, buôn bán cây cảnh… là các công việc phù hợp cho những người lớn tuổi. Bởi chỉ lao động nhẹ nhàng trong nhà mà không cần khiêng vác nặng nhọc. Hơn nữa, con cháu có thể phụ giúp một phần và mang lại thu nhập ổn định.

Làm đồ thủ công: Những người lớn tuổi có thể nhận hàng từ những cơ sở kinh doanh các mặt hàng thủ công như: kết cườm, may vá, sửa đồ… Đây là công việc tính tiền công trên sản phẩm không gò bó thời gian và rất đơn giản.

Phụ giúp việc nhà: Mặc dù sống chung với con cháu trong gia đình được họ yêu thương chăm sóc. Thế nhưng, trong suy nghĩ của những người lớn tuổi thường muốn phụ giúp việc nhà xem như là hoạt động tay chân cho khỏe người. Có thể là nấu ăn, quét dọn, chăm cháu… để con cái của mình yên tâm lao động bên ngoài.

Các công việc xã hội

Ước muốn một cuộc sống đơn giản, thảnh thơi và có một công việc khi về già là mong mỏi của nhiều người lớn tuổi. Nhằm đáp ứng nhu cầu này mà các cửa hàng, doanh nghiệp có chính sách tuyển dụng lao động là người lớn tuổi. Những công việc phù hợp với sức khỏe và kinh nghiệm của họ như:

Bảo vệ: Là công việc có nhu cầu tuyển dụng cao tại các thành phố lớn cho những người lớn tuổi là nam giới. Bởi họ thường đáp ứng các tiêu chí về uy tín, trung thực, trách nhiệm trong công việc và khả năng gắn bó lâu dài. Do vậy, những người có độ tuổi 60-70 tuổi là sự lựa chọn tốt nhất được các doanh nghiệp ưu ái.

Nấu ăn: Công việc này phù hợp với người lớn tuổi là nữ giới do họ có kinh nghiệm, tính cẩn thận và tỉ mỉ hơn những người trẻ. Tại các xí nghiệp, nhà hàng – khách sạn thường có nhu cầu tuyển dụng ở bộ phần phòng bếp tạo cơ hội để những người lớn tuổi tìm được công việc ổn định cho mình.

Giúp việc theo giờ: Là hình thức thuê người quét dọn, lau chùi, làm các công việc nhà theo yêu cầu, mà đối tượng là những người lớn tuổi nữ giới. Bởi khách hàng có sự tin tưởng họ sẽ làm tốt công việc này vì tính gọn gàng, sạch sẽ và trung thực trong công việc.

Xe ôm: Đây là công việc tự do thoải mái về thời gian, không phải bươn chải phù hợp với người lớn tuổi rành đường. Do vậy, những người lớn tuổi là nam giới hay chọn công việc này để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Các công việc dành cho người có chuyên môn

Hiện nay, công việc tư vấn bảo hiểm khá phổ biến thường dành cho những người có nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ rộng rãi. Do vậy, với sự am hiểu trong đời sống xã hội là tiêu chí giúp những người lớn tuổi có được công việc này, mang đến cho họ môi trường làm việc năng động và có nhiều ưu đãi.

Làm quản lý ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán… ưu tiên dành cho những người lớn tuổi có trình độ chuyên môn. Với sự dày dạn kinh nghiệm và khả năng giao tiếp, các mối quan hệ lâu năm tạo điều kiện thuận lợi giúp họ quản lý công việc dễ dàng hơn.

Hi vọng những việc làm cho người lớn tuổi nêu trên sẽ là sự lựa chọn thích hợp để giúp họ có công việc tốt khi về già. Những việc làm này thường phù hợp với khả năng và nguyện vọng của nhiều người, góp phần vào việc ổn định an sinh xã hội, giải quyết các vấn nạn về kinh tế cho mọi gia đình.

telemarketing là gì

Telemarketing là gì? Làm những công việc nào?

Telemarketing là bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp giữ vai trò làm cầu nối tạo sự thân thiện để khách hàng biết đến sản phẩm. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong hoạt động kinh doanh bán hàng, người ta đã quen thuộc với thuật ngữ telesales. Đây là những người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc chốt sales và bán hàng. Thế nhưng, trong lĩnh vực bán hàng lại xuất hiện một thuật ngữ mới mà có nhiều người hay nhầm lẫn với telesales đó là telemarketing. Vậy telemarketing là gì?

Vai trò của telemarketing đối với doanh nghiệp

Telemarketing là cụm từ phát triển dựa trên cơ sở của telesales. Nếu telesales kết quả cuối cùng là chốt sale và bán hàng thì telemarketing thực hiện các công việc trước đó với mục đích tạo ra giá trị kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Với mục đích hướng đến nhu cầu của người tiêu dùng thông qua các cuộc gọi điện giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin và phản hồi từ khách hàng để tạo cơ hội bán hàng.

Telemarketing có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, sử dụng chiến lược marketing lâu dài khiến khách hàng đặt niềm tin vào sản phẩm. Qua đó, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho hình thức marketing trong hoạt động buôn bán của doanh nghiệp. Theo đó, lĩnh vực telemarketing cũng đa dạng về hình thức tìm kiếm khách hàng tiềm năng góp phần duy trì hiệu quả bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí trong hoạt động.

Công việc của telemarketing

Nhìn chung công việc hàng ngày của nhân viên telemarketing có tính chất giống telesales là tiếp nhận database từ bộ phận marketing thực hiện các cuộc trao đổi, tư vấn. Trong đó, danh sách được phân chia theo yêu cầu và mục đích mua hàng của khách hàng.

Mỗi ngày các bạn sẽ phải thực hiện các cuộc gọi điện đến các khách hàng theo kịch bản đã được soạn sẵn. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi nhân viên telemarketing sẽ phải linh hoạt tư vấn tùy theo nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Thông qua các hình thức marketing trên các kênh truyền thông để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng cũ. Để làm được điều này bạn phải có khả năng tạo sự thân thiện với khách hàng bằng các cuộc hỏi thăm, tư vấn, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng kịp thời và đúng lúc.

Lập kế hoạch báo cáo với cấp trên về tiến độ thực hiện công việc, thông qua kết quả đạt được để doanh nghiệp điều chỉnh lại kế hoạch cải tiến sản phẩm và hình thức bán sản phẩm. Đảm bảo đạt được doanh số kinh doanh theo mục tiêu đề ra, qua đó đánh giá được khả năng và tự xem xét để điều chỉnh cách thức marketing hiệu quả.

Ngoài ra, telemarketing còn có khả năng giới thiệu các mặt hàng, giải đáp những yêu cầu và hướng dẫn khách hàng mua hàng trực tiếp tại doanh nghiệp. Thực hiện việc chốt đơn hàng nếu khách hàng đồng ý mua sản phẩm.

Kỹ năng cần có của telemarketing

Vì tính chất công việc là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, thế nên telemarketing phải có kỹ năng giao tiếp. Mặc dù các cuộc gặp gỡ thường diễn ra trên điện thoại, chỉ gói gọn trong vài phút. Thế nhưng bạn cần có bí quyết để cuộc trao đổi mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái, tư vấn đúng nội dung mà không làm mất thời gian của họ.

Để đạt được mục đích cuối cùng là bán hàng thì telemarketing bắt buộc phải có kỹ năng thuyết phục khách hàng. Nếu các cuộc gọi của bạn chỉ là để giới thiệu sản phẩm thì điều này quá đơn giản, phải làm sao đánh trúng vào trọng tâm cái mà khách hàng quan tâm và tin tưởng. Do vậy, câu chuyện bán hàng của bạn phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì mới thuyết phục được họ.

Kỹ năng lắng nghe và xử lý các tình huống là yếu tố không thể thiếu trong nguyên tắc bán hàng. Bởi chỉ có lắng nghe mới hiểu những tâm tư, nguyện vọng của khách hàng từ đó cung cấp đúng sản phẩm như yêu cầu. Hơn thế nữa, là tạo mối quan hệ tốt đẹp xuất phát từ những câu chuyện trao đổi với nhau. Đặc biệt, bán hàng là công việc tiếp xúc với nhiều kiểu đối tượng và không phải ai cũng dễ tính như nhau. Do vậy, bạn phải có khả năng xử lý các tình huống để thuyết phục được ngay cả với những người khó tính.

Giờ thì mọi người đã hiểu telemarketing là gì, nhìn chung đây là công việc khá năng động đáng để các bạn trẻ trải nghiệm và học hỏi. Sự lựa chọn này đặc biệt dễ dàng khi mà nhu cầu tuyển dụng công việc bán hàng hiện nay khá cao. Chỉ cần chúng ta ưa thích kết hợp với các kỹ năng là đủ những hứa hẹn để có một môi trường phát triển tốt.

Kinh nghiệm viết CV – những lưu ý để có một bản CV “ghi điểm” với nhà tuyển dụng

Tầm quan trọng của bản CV khi đi xin việc là điều mà ai cũng biết. Nhưng làm thế nào để trình bày tốt một bản CV thì không phải ai cũng nắm rõ. Để trình bày CV đúng chuẩn nhất bạn nên lưu ý những vấn đề trong bài viết bên dưới nhé!

Ngày nay, CV là một hồ sơ rất quan trọng mà mỗi người cần phải có. Bởi thông qua bản tóm tắt này nhà phỏng vấn có thể hiểu sơ về năng lực, kinh nghiệm của ứng viên để chọn được người phù hợp vào vòng phỏng vấn mà không làm mất thời gian của cả hai bên. Viết CV thì dễ nhưng làm thế nào để viết cho đúng chuẩn thì không phải ai cũng biết. Một số những lưu ý trong bài viết dưới đây giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có trong bản CV của mình.

Trình bày đầy đủ thông tin cần thiết

CV là một hồ sơ trình bày những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng của bạn. Thông qua CV, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được năng lực của ứng viên, biết được bạn có phù hợp với công việc hay không để lựa chọn vào vòng tiếp theo là phỏng vấn. Vì thế việc trình bày đầy đủ những thông tin cần thiết trong CV là rất quan trọng. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá tạm thời năng lực của bạn thông qua những nội dung trong CV.

Đã có nhiều trường hợp không nhận được phản hồi đến phỏng vấn, lý do ở ứng viên là họ không thể hiện đầy đủ nội dung trong CV mà người tuyển dụng muốn thấy. Bạn không thể hiện cho người phỏng vấn thấy được bạn có đầy đủ tố chất và năng lực phù hợp với vị trí công việc hiện tại trong CV của mình. Và nhà tuyển dụng “đánh rớt” bạn là chuyện đương nhiên.

Không được quá dài dòng

Ngược lại, trong nhiều trường hợp, bạn viết quá lan man những thông tin trong CV của mình. Thay vì trình bày một cách ngắn gọn, đầy đủ và súc tích, bạn lại trình bày quá dài dòng, thậm chí là cả một đoạn văn kể lể. Nhà tuyển dụng sẽ mất thời gian để đọc nhưng không đúc kết lại những ý chính mà bạn muốn nói đến, qua đó họ cũng sẽ không đánh giá được trình độ và năng lực của bạn có phù hợp đến vòng tiếp theo là phỏng vấn hay không.

Lưu ý, khi bắt tay vào viết CV, bạn nên nhớ trình bày súc tích, dễ hiểu và đầy đủ ý mà bạn muốn nói đến.

Viết mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung

Thông thường có nhiều ứng viên trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV quá chung chung, không rõ ràng hoặc thậm chí là sao chép lại mục tiêu của người khác vì không biết cách đặt mục tiêu như thế nào. Bạn nên nhớ mục tiêu nghề nghiệp trong CV là rất cần thiết, hơn thế nữa mục tiêu phải rõ ràng cụ thể và hướng đến lợi ích hoặc mục tiêu chung của công ty mà bạn đang ứng tuyển.

Bạn có thể nói mình muốn thăng tiến lên vị trí nào, bên cạnh đó là mục tiêu hướng đến công ty, ví dụ nếu bạn ứng tuyển vào vị trí sale thì nên để mục tiêu muốn tăng doanh số, tăng số lượng khách hàng…

Thông tin người tham vấn là rất quan trọng

Người tham vấn là một trong những thông tin trong CV mà nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến. Thông thường, công ty sẽ gọi đến cho người tham vấn, đó là sếp cũ hay đồng nghiệp của bạn ở công ty cũ, để hỏi về năng lực làm việc, kinh nghiệm cũng như trình độ của ứng viên. Đây là một nguồn thông tin được cho là rất khách quan để đánh giá ứng viên mà người tuyển dụng nào cũng muốn biết.

Vì thế, bạn nên nhớ phải để thông tin người tham vấn trong CV của mình. Đây là một trong những nội dung mà nhiều ứng viên rất hay quên. Nếu CV không có thông tin người tham vấn thì thường sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp.

Đừng quên để lại số điện thoại và email

Điều cuối cùng quan trọng nhưng chúng ta thường rất hay bỏ sót đó là thông tin cá nhân như số điện thoại và email. Chỉ vì ứng viên cứ chú trọng vào nội dung mục tiêu, kinh nghiệm, học vấn…mà quên đi thông tin để người tuyển dụng có thể liên lạc nếu CV của bạn được duyệt. Hơn thế nữa, nhà tuyển dụng cũng không nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin của bạn và có thể họ sẽ bỏ qua và “đánh rớt” bạn.

CV được xem như là một tấm vé thông hành giúp bạn tìm kiếm được vị trí công việc như mình mong muốn. Vì để có được một công việc hấp dẫn ở một công ty tốt, thì bước đầu tiên cần làm đó là phải biết cách trình bày CV đúng chuẩn và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới là gì? Những lưu ý khi đặt mục tiêu

Thành công không phải tự đến, mà nó là cả một quá trình nỗ lực của mỗi người đã được hoạch định từ trước, để đạt được mục tiêu riêng của mình. Vậy làm thế nào để đặt mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Người ta thường nói, người thành công và người thất bại thường chỉ cách nhau bởi mục tiêu. Đúng vậy, đặt ra mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn thay đổi cách nhìn của mình về tương lai, hình dung rõ nét mình là ai và mình muốn gì. Qua đó, thúc đẩy chúng ta hành động để đạt được thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Vậy để đặt ra mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới thì chúng ta cần xác định những yếu tố nào?

Xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được

Bao giờ khi đặt định hướng nghề nghiệp, bạn cũng phải làm rõ được những điều mình mong muốn. Luôn luôn phải trình bày mọi thứ một cách cụ thể và rõ ràng. Tránh đặt ra những điều mơ hồ, vì bạn sẽ chẳng bao giờ hình dung ra được mình muốn gì và cần phải làm gì. Hơn thế nữa, một mục tiêu không cụ thể sẽ khiến bạn rất dễ dàng bỏ cuộc, vì bạn không biết mình cần cố gắng vì điều gì. Vì vậy, khi đặt ra kế hoạch 3 năm cho mình, bạn cần lưu ý viết ra những việc cụ thể và chi tiết nhất mà mình cần làm.

Nên cân nhắc và viết mọi thứ thật chỉn chu, bên cạnh đó, bạn phải chắc chắn rằng những điều mình đặt ra là khả thi và có thể hoàn thành tốt. Đôi khi có những mục tiêu vượt khỏi khả năng, khiến bạn cảm thấy áp lực và rất dễ nản.

Xác định những kiến thức và kỹ năng mà bạn cần phải học

Việc lập ra định hướng nghề nghiệp cho mình, giúp bạn xác định bản thân mình ở đâu và mình cần phải làm gì để thay đổi bản thân trong 3 năm tới. Sau khi đã có mục tiêu cụ thể, bước tiếp theo,  mỗi người cần phải làm đó là xác định những kỹ năng cũng như kiến thức mà bản thân cần trau dồi để phát triển sự nghiệp. Cần biết được lỗ hổng kiến thức về chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc của bản thân ở đâu để đưa ra kế hoạch bổ sung và học hỏi kịp thời. Chẳng hạn, bạn đưa ra mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới là làm việc ở một tập đoàn đa quốc gia, vậy thì ngay từ bây giờ, bạn phải tập trung rèn luyện và đầu tư để trau dồi trình độ ngoại ngữ được tốt hơn.

Xác định những trở ngại mình gặp phải

Song song với đó, việc xác định được những yếu tố cản trở bản thân cũng rất cần thiết. Không có một con đường nào là “bằng phẳng” và dễ dàng để đạt được mục tiêu, chính vì thế xác định được những trở ngại, giúp bạn chuẩn bị tinh thần và phương pháp để vượt qua một cách dễ dàng hơn. Qua đó, bạn sẽ có thêm động lực để theo đuổi hành trình chinh phục mục tiêu cho bản thân.

Thông thường, trở ngại lớn nhất mà mỗi người gặp phải đó là việc dễ dàng bỏ cuộc. Bạn có thể bỏ cuộc bất cứ lúc nào mà bản thân cảm thấy nản và không muốn tiếp tục Khi rơi vào trường hợp này, điều tốt nhất là bạn nên lấy lại bình tĩnh, sự quyết tâm và tự tạo động lực cho bản thân.

Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Để đạt được kết quả cuối cùng, thì bạn phải đạt được những mục tiêu nhỏ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng mà bản thân đặt ra để có thể hoàn thành được kế hoạch 3 năm. Chẳng hạn, bạn muốn làm việc trong tập đoàn đa quốc gia thì điều kiện bắt buộc là phải thành thạo ngoại ngữ. Theo đó, bạn sẽ liệt kê ra những công việc nhỏ mà mình cần hoàn thành như: tham gia câu lạc bộ tiếng Anh cuối tuần, mỗi ngày dành ra 1 giờ để nói tiếng Anh… Đó được xem là những mục tiêu ngắn hạn cần đạt được để tiến đến một kết quả cuối cùng.

Không chỉ là mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới, mà đối với định hướng nghề nghiệp 5 năm, 10 năm hay thậm chí lâu hơn, bạn cũng phải có một lộ trình và kế hoạch thật rõ ràng, cụ thể. Ngay từ bây giờ, nếu chưa có mục tiêu nghề nghiệp riêng cho bản thân, thì hãy bắt tay ngay vào việc lập ra một bản kế hoạch thật chi tiết và cố gắng phấn đấu để chinh phục mục tiêu đó bạn nhé!

viet jet air

Kinh nghiệm thi tuyển tiếp viên Vietjet Air

Tiếp viên hàng không là một ngành nghề năng động và luôn thu hút được đông đảo các bạn trẻ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển tiếp viên hàng không Vietjet Air và giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.

Tiếp viên hàng không là một ngành nghề mà rất nhiều bạn trẻ mơ ước. Để trở thành tiếp viên của các hãng hàng không nổi tiếng hiện nay, trong đó có Vietjet Air, bạn cần phải trải qua những vòng thì thật sự khó và gắt gao. Vậy ứng viên sẽ trải qua những vòng thi nào và kinh nghiệm thi tuyển tiếp viên Vietjet Air ra sao? Bạn đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Vòng hồ sơ

Các ứng viên thi tuyển tiếp viên Vietjet Air phải có độ tuổi từ 20 – 30 tuổi, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, có chứng chỉ TOEIC lớn hơn 400. Đối với chiều cao, thì nam cao trên 1m7 và nữ cao trên 1m6.

Khi đến vòng hồ sơ, ứng viên sẽ được đo và kiểm tra chiều cao. Bạn nên lưu ý đứng thẳng người để không bị hụt chiều cao. Qua được vòng này thì ứng viên sẽ đến vòng catwalk.

Vòng catwalk

Đây là vòng được đánh giá là khá khó và thí sinh bị loại ngay tại vòng catwalk là rất nhiều, một phần vì do bạn chưa có kinh nghiệm trình diễn, một phần do bạn bị thiếu tự tin khi đối diện với nhiều người. Trong vòng này, ban giám khảo sẽ kiểm tra dáng đi, dáng đứng, thần thái, ánh mắt và tổng thể cơ thể của ứng viên. Đầu tiên, bạn sẽ cầm hồ sơ của mình, bước vào phòng thì và đứng ngay dấu START và cúi chào giám khảo. Nên nhớ lúc nào cũng phải cười tươi và thật tự nhiên. Khi đối diện với nhiều người thì trước hết bạn phải giữ bình tĩnh, có thể hít thở thật sâu và đều để lấy lại tinh thần. Trong lúc đi catwalk, bạn đừng quên dùng ánh mắt để giao lưu với khác giả, hạn chế cúi mặt xuống sàn.

Sau khi tiến đến bàn ban giám khảo, bạn đưa hồ sơ cho họ, lui lại vài bước. Họ sẽ vừa xem xét hồ sơ của bạn vừa kiểm tra xem trên người của ứng viên có hình xăm hay sẹo không. Bên cạnh đó, ban giám khảo có thể đặt ra cho bạn một số câu hỏi nhỏ để bạn trả lời.

Vòng tài năng

Là một vòng thi đặc trưng của hãng hàng không Vietjet Air, trong vòng này, bạn sẽ được yêu cầu thể hiện bất kỳ tài năng nào mà mình có được, chẳng hạn: hát, múa, ảo thuật, diễn xuất… Bạn không cần phải hát quá hay, múa giỏi, quan trọng là thể hiện được sự tự tin của mình trước nhiều người. Qua đó, ban giám khảo sẽ đánh giá cao sự năng động, không nhút nhát và khả năng trình diễn trước đám đông của bạn.

Trở thành tiếp viên hàng không đòi hỏi bạn phải có kỹ năng trình bày trước đám đông. Vì thế, ban giám khảo luôn đánh giá cao những bạn luôn cảm thấy tự tin, năng động và có thể giao tiếp trước nhiều người.

Vòng phỏng vấn hội đồng

Đây là vòng phỏng vấn được xem là khó nhất, khi mỗi ứng viên sẽ phải đối mặt với 6 người trong ban phỏng vấn bao gồm lãnh đạo của Vietjet Air và đại diện đoàn tiếp viên. Thông thường, bạn giám khảo sẽ yêu cầu ứng viên giới thiệu về bản thân và trả lời câu hỏi tại sao lại chọn làm việc tại Vietjet Air. Bên cạnh đó, bạn sẽ được hỏi những câu liên quan đến kinh nghiệm làm việc của mình trong quá khứ hay ý định phát triển mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Những câu hỏi của người tuyển dụng sẽ xoay quanh vấn đề công việc và con người của bạn, để họ xem xét bạn có thật sự phù hợp với công việc hay không.

Trong vòng này, nhiều bạn sẽ bị mất bình tĩnh khi đối diện với ban giám khảo. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là giữ bình tĩnh cho mình, luôn trả lời câu hỏi một cách to rõ và trung thực nhất, thể hiện cho người tuyển dụng thấy được bạn phù hợp với công việc và mong muốn được làm việc tại công ty.

Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu đọc thông báo trên máy bay bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để kiểm tra phát âm và độ lưu loát của bạn.

Vòng thi APTIS

Đây là vòng thi kiểm tra trình độ tiếng Anh của bạn. Trong vòng này bạn sẽ được kiểm tra khả năng tiếng Anh của mình qua 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tiếp viên hàng không thì đòi hỏi phải có một trình độ tiếng Anh và khả năng giao tiếp tốt, lưu loát. Nếu tiếng Anh tốt thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vòng thi này, còn nếu tiếng Anh chưa được tốt thì ngay từ bây giờ bạn nên rèn luyện và trau dồi tiếng Anh. Vì nếu tiếng Anh không tốt thì bạn sẽ bị “đánh rớt” dễ dàng.

Trang phục khi đi phỏng vấn, bạn nên lưu ý những gì?

Mô tả: Trong nhiều trường hợp, có những ứng viên đã bị “đánh rớt” chỉ vì bộ trang phục của mình không phù hợp trong buổi phỏng vấn. Tại sao? Chọn trang phục thế nào là thích hợp, đừng bỏ lỡ bài viết nhé!

Qua mỗi bộ trang phục được diện hàng ngày, mọi người sẽ phần nào đoán được gu thời trang cũng như tính cách của bạn. Bạn sẽ luôn cảm thấy tự tin và nổi bật khi diện những bộ quần áo mình thích nhất. Nhưng đôi khi, có những lúc bạn sẽ không được tự do lựa chọn trang phục “hợp gu” nữa , đặc biệt trong những buổi phỏng vấn. Lúc này việc mặc gì sẽ không còn được quyết định bởi sở thích của bạn, mà nó phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau.

Trang phục phù hợp với văn hóa công ty

Tùy vào môi trường làm việc của mỗi công ty khác nhau, bạn nên cân nhắc lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp nhất khi đi phỏng vấn. Thông thường khi bạn ứng tuyển vào các công ty Nhà nước, bạn có thể lựa chọn những bộ trang phục lịch sự như áo sơ mi trắng tay dài, kết hợp với quần đen dài hoặc váy công sở. Nhưng ngược lại, đối với một công ty startup năng động hoặc những công ty thiên về lĩnh vực sáng tạo quảng cáo, việc mặc áo trắng quần đen theo kiểu truyền thống như thế lại chưa hẳn là tốt, bạn có thể chuẩn bị cho mình những trang phục thoải mái hơn.

Trước khi nộp hồ sơ vào một công ty nào đó, bạn có thể xem xét về văn hóa công ty và môi trường làm việc tại đây, tìm hiểu nhân viên của công ty đi làm sẽ mặc những bộ quần áo như thế nào, qua đó bạn sẽ biết cách lựa chọn cho mình bộ trang phục phỏng vấn phù hợp nhất.

Trang phục phù hợp với vị trí công việc

Mỗi công việc sẽ có những tính chất khác nhau, đòi hỏi bạn phải thể hiện được bản thân mình sao cho nhà tuyển dụng thấy được bạn phù hợp với vị trí công việc đó, và trang phục khi đi phỏng vấn cũng giúp bạn phần nào thể hiện được điều đó. Đơn cử, bạn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, bạn nên lựa chọn những bộ váy áo toát lên sự tự tin và ra dáng một doanh nhân. Hoặc bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, bạn có thể lựa chọn một bộ trang phục toát lên sự năng động và sáng tạo. Để được đánh giá cao trong lần đầu tiên gặp mặt nhà tuyển dụng, trang phục cũng là điều mà bạn phải chỉn chu và nên đầu tư kỹ lưỡng.

Hạn chế mặc trang phục quá nhiều màu

Đúng thế, khi đi phỏng vấn ở bất kỳ công ty nào, cho dù là công ty Nhà nước và cả những công ty startup năng động, thì bạn nên tránh những bộ trang phục quá nhiều màu và lòe loẹt, hoặc những bộ quần áo chỉ thích hợp để đi chơi. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bởi họ nghĩ bạn cho rằng buổi phỏng vấn này không quan trọng. Hơn thế nữa, người phỏng vấn sẽ đánh giá là bạn không tôn trọng họ.

Hơn thế nữa, bạn cũng nên tránh mặc những bộ trang phục có quá nhiều chi tiết, khác biệt và rắc rối. Hãy luôn chuẩn bị cho mình một bộ quần áo chỉn chu và tươm tất nhất để “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá bạn là một người chuyên nghiệp và nghiêm túc với công việc.

Trang phục vừa vặn với cơ thể của bạn

Có nhiều bạn thường mắc phải lỗi này khi chọn trang phục đi phỏng vấn cho mình, bạn chọn một bộ quần áo quá rộng hoặc quá chật so với cơ thể. Dẫn đến bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không tự tin, tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến buổi phỏng vấn của bạn đấy. Vì thế, nên lưu ý chọn một bộ trang phục vừa vặn với cơ thể, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng, qua đó sẽ giúp bạn trả lời tốt những câu hỏi được đặt ra.

Trang phục khi đi phỏng vấn cũng là một yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với môi trường công ty cũng như vị trí công việc hay không. Vì thế, việc lựa chọn trang phục chỉn chu là rất cần thiết, bạn nên nhớ hãy chọn cho mình một bộ quần áo phù hợp với văn hóa công ty, bên cạnh đó sẽ giúp bạn có được sự tự tin và thể hiện bản thân mình một cách tốt nhất nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp marketing – trình bày như thế nào thật chuẩn và tốt nhất?

Mô tả: Khi trình bày trong CV hoặc tham gia phỏng vấn, mục tiêu nghề nghiệp luôn là phần quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng mong muốn được nghe ứng viên trình bày. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực marketing nhưng chưa biết cách đặt mục tiêu nghề nghiệp thế nào cho đúng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp là một nội dung rất quan trọng, nó được xem là một sự tóm tắt về những định hướng của bạn cho nghề nghiệp của mình trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp sẽ là một kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng và đạt được những thành công trong sự nghiệp của mình. Đặc biệt, mục tiêu nghề nghiệp marketing thật sự cần thiết nếu bạn làm việc trong lĩnh vực này. Vậy làm thế nào để trình bày thật tốt và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Bạn cùng tham khảo bài viết này nhé.

Đặt mục tiêu marketing phải cụ thể

Như chúng ta đã biết, marketing là một ngành nghề rất rộng, nó bao gồm rất nhiều những vị trí công việc khác nhau. Không ai có thể am hiểu và giỏi toàn diện tất cả các lĩnh vực trong marketing. Vì thế, việc đầu tiên mà bạn cần làm là phải xác định được cho mình một công việc chính trong ngành marketing mà bạn muốn theo đuổi, chẳng hạn: planner marketing, content marketing, digital marketing, brand manager… Qua đó, bạn sẽ biết cách đặt mục tiêu cụ thể cho mình.

Nếu ngay từ đầu bạn không xác định được vị trí công việc mà mình muốn, bạn cứ trình bày một cách chung chung là:” Tôi muốn trở thành một nhân viên marketing giỏi”, thì nhà tuyển dụng sẽ không biết được bạn muốn giỏi về khía cạnh nào trong marketing, vì marketing thật sự là một lĩnh vực rất đa dạng.

Chẳng hạn, bạn đặt mục tiêu nghề nghiệp cho lĩnh vực Digital Marketing, bạn có thể trình bày như sau:”Tôi muốn trở thành một nhân viên Digital Marketing giỏi, am hiểu và ứng dụng hiệu quả các công cụ Digital Marketing như: Google Ads, Facebook, Email Marketing…”. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được cụ thể bạn là ai, muốn phát triển nghề nghiệp như thế nào và xem xét bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không.

Đưa ra mục tiêu ngắn gọn súc tích

Một điều quan trọng nữa mà bạn cần lưu ý là trình bày mục tiêu thật sự ngắn gọn súc tích. Vì sẽ không có một nhà tuyển dụng nào bỏ thời gian của họ ra để đọc cả một đoan văn bạn viết để kể về một quá trình nào đó. Họ chỉ cần những ý liệt kê chính và đầy đủ nhất từ ứng viên của mình.

Thông thường, nhà tuyển dụng chỉ “lướt qua” từ 5 – 10 giây để đọc mục tiêu nghề nghiệp marketing của bạn trong CV, còn trong phỏng vấn thì bạn chỉ có thời gian trình bày trong vòng 1 – 2 phút. Vì thế hãy cố gắng “chắt lọc” ra những ý quan trọng nhất để nói, đừng viết dài dòng, điều này chỉ khiến người tuyển dụng đánh giá thấp bạn hơn thôi.

Mục tiêu phải phù hợp với sự tìm kiếm của nhà tuyển dụng

Sẽ có rất nhiều ứng viên mắc sai lầm trong việc trình bày mục tiêu marketing của mình. Bạn đưa ra mục tiêu về một vị trí công việc khác hoàn toàn và không liên quan đến vị trí mà công ty đang tuyển dụng, và việc bạn bị loại là điều đương nhiên.

Ví dụ, bạn nộp hồ sơ vào vị trí công việc là Digital Marketing, nhưng trình bày mục tiêu muốn trở thành một nhà nghiên cứu thị trường marketing giỏi. Như thế, bạn đã trình bày sai mục tiêu nghề nghiệp Marketing của mình và sai với kỳ vọng của nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn thấy được định hướng phát triển của bạn không phù hợp với vị trí công việc của công ty và khả năng bạn bị loại là rất cao.

Mục tiêu phải khả thi và thể hiện được sự cầu tiến

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp về Marketing, bạn nên nhớ phải luôn thể hiện sự cầu tiến và sự gắn bó của mình với công việc đó. Bạn phải thể hiện được sự ham học hỏi, mong muốn đóng góp cho công ty. Như thế, bạn sẽ “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng, bởi bất kỳ ai cũng muốn tuyển được nhân viên có tinh thần học hỏi và luôn biết cách trau dồi cho công việc hiện tại của mình. Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp phải được trình bày một cách khả thi, đừng quá tự tin mà bạn đưa ra những điều mà mình không làm được.

Không chỉ riêng ngành Marketing, mục tiêu nghề nghiệp thật sự rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Thông quan mục tiêu nghề nghiệp này, nhà tuyển dụng sẽ biết được định hướng của bạn cho tương lai, bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không qua đó vạch ra một con đường giúp nhân viên có thể đạt được thành công trong công việc của mình.