Lãnh đạo là gì? Đặc điểm và tố chất cần có của nhà lãnh đạo

Lãnh đạo là gì? Với câu hỏi này chắc chắn chúng ta sẽ hiểu đơn giản rằng, họ là những người đứng đầu một tổ chức và thường xuyên ra lệnh cho cấp dưới của mình. Nhưng trên thực tế để phát huy vai trò và trách nhiệm của nhà lãnh đạo thì ở họ phải hội tụ những đặc điểm và tốt chất cần có. Vậy đó là những yếu tố nào?

Lãnh đạo là gì? Quan niệm hiện đại được hiểu như thế nào?

Trong tổ chức – nhân sự, lãnh đạo là vị trí quan trọng nhất vì có tầm ảnh hưởng và điều phối mọi hoạt động của cá nhân trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu hành động. Ngoài ra, họ còn là tấm gương giúp định hướng hành vi của nhân viên và khiến mọi người tự nguyện phục tùng mệnh lệnh. Để làm được điều này nhà lãnh đạo phải có quyền lực và quyền uy cần có.

Theo đó, quyền lực được hình thành dựa trên 4 quyền năng: Chức vụ và địa vị, chuyên môn, tố chất và quyền uy bẩm sinh, hệ thống đem lại. Tuy nhiên, trong xã hội văn minh tiến triển ở bậc cao, nhà lãnh đạo không chỉ dùng quyền lực do chức vụ và địa vị mang lại để ra lệnh, vì thế chức năng này ngày càng giảm đi. Thay vào đó, họ phải chú ý đến quần chúng, dùng quyền uy của bản thân để khiến tập thể tự nguyện nghe theo.

Nhà lãnh đạo cần có khả năng về chuyên môn

Kiến thức chuyên môn: Muốn được mọi người nể phục thì nhà lãnh đạo cần có chuyên môn vững chắc đủ để truyền dạy kinh nghiệm cho nhân viên. Tuy vậy, cần phải vận dụng linh hoạt và phân chia quỹ thời gian cho các hoạt động khác.

Hoạch định chiến lược: Trên cương vị là người đứng đầu, nhà lãnh đạo phải thường xuyên đề ra chiến lược, kế hoạch mới. Và cũng chính họ phải biết làm thế nào để phân bổ nguồn lực thực hiện, giải quyết các bài toán khó khăn gặp phải.

Chiêu mộ và huấn luyện: Người ta thường nói: Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải giỏi nhưng nhất định phải biết sử dụng người tài. Do vậy, để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh thì nhà lãnh đạo cần chiêu mộ nhân tài và có năng lực đào tạo họ trở thành những nhân viên xuất sắc.

Có tầm nhìn: Nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn xa để thấy được những cơ hội phát triển tốt mà người bình thường không nhìn thấy được. Đó chính là điểm khác biệt tạo nên những thành công đột phá để đưa tổ chức đi lên.

Tố chất cần có của nhà lãnh đạo

Nhạy cảm: Đây là tố chất để giúp nhà lãnh đạo cảm nhận được sự thay đổi của những gì diễn ra xung quanh. Hiểu được thái độ, tâm tư tình cảm của mọi người, có thể họ đang vui đang buồn hoặc bất mãn chuyện gì đó.

Thông minh: Lãnh đạo không hẳn là người có trí thông minh cao nhất nhưng cần đủ để quản lý mọi người. Họ có thể không phải là một chuyên gia giỏi nhất ở một khía cạnh nào đó nhưng phải có sự tổng hợp những yếu tố cần thiết ở mức có thể lãnh đạo.

Truyền cảm hứng: Thông thường nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng ở những sự kiện có tập hợp tất cả các nhân viên cùng tham gia. Họ trực tiếp thôi thúc mọi người để khơi dậy tinh thần làm việc. Đồng thời trước đó họ cũng đã truyền cảm hứng tích cực cho những nhà quản lý để triển khai các mục tiệu cụ thể.

Tính cách của nhà lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo tài ba xuất chúng thường sẽ tập hợp những tính cách như: Đam mê và hy sinh, tính kiên cường và bền bỉ, tự tin và mạnh mẽ, chính trực và công bằng, nghị lực, tham vọng, gương mẫu… Nhờ vào đây, họ có thể vượt qua trở ngại của những thử thách, tạo nguồn năng lượng tích cực để lan tỏa cho những người xung quanh.

Quan trọng hơn nữa là phải có khả năng tập hợp quần chúng khi cần để chiến đấu với những khó khăn xảy ra trước mắt. Đồng thời để vượt qua không khí ngột ngạt và căng thẳng của công việc thì nhà lãnh đạo cần cổ vũ và động viên để giúp tinh thần của mọi người phấn khởi hơn. Từ đó, tạo nên môi trường làm việc lành mạnh và mỗi người đều là nhân tố quan trọng giúp ứng phó với tình hình biến động diễn ra bên ngoài.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu lãnh đạo là gì. Các thông tin chia sẻ là cái nhìn tổng quan những gì cần có của nhà lãnh đạo. Mỗi cá nhân có thể dựa vào đây để hoàn thiện mình và hãy trở thành những người đứng đầu đầy tự tin, bản lĩnh.

Kinh nghiệm viết CV – những lưu ý để có một bản CV “ghi điểm” với nhà tuyển dụng

Tầm quan trọng của bản CV khi đi xin việc là điều mà ai cũng biết. Nhưng làm thế nào để trình bày tốt một bản CV thì không phải ai cũng nắm rõ. Để trình bày CV đúng chuẩn nhất bạn nên lưu ý những vấn đề trong bài viết bên dưới nhé!

Ngày nay, CV là một hồ sơ rất quan trọng mà mỗi người cần phải có. Bởi thông qua bản tóm tắt này nhà phỏng vấn có thể hiểu sơ về năng lực, kinh nghiệm của ứng viên để chọn được người phù hợp vào vòng phỏng vấn mà không làm mất thời gian của cả hai bên. Viết CV thì dễ nhưng làm thế nào để viết cho đúng chuẩn thì không phải ai cũng biết. Một số những lưu ý trong bài viết dưới đây giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có trong bản CV của mình.

Trình bày đầy đủ thông tin cần thiết

CV là một hồ sơ trình bày những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng của bạn. Thông qua CV, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được năng lực của ứng viên, biết được bạn có phù hợp với công việc hay không để lựa chọn vào vòng tiếp theo là phỏng vấn. Vì thế việc trình bày đầy đủ những thông tin cần thiết trong CV là rất quan trọng. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá tạm thời năng lực của bạn thông qua những nội dung trong CV.

Đã có nhiều trường hợp không nhận được phản hồi đến phỏng vấn, lý do ở ứng viên là họ không thể hiện đầy đủ nội dung trong CV mà người tuyển dụng muốn thấy. Bạn không thể hiện cho người phỏng vấn thấy được bạn có đầy đủ tố chất và năng lực phù hợp với vị trí công việc hiện tại trong CV của mình. Và nhà tuyển dụng “đánh rớt” bạn là chuyện đương nhiên.

Không được quá dài dòng

Ngược lại, trong nhiều trường hợp, bạn viết quá lan man những thông tin trong CV của mình. Thay vì trình bày một cách ngắn gọn, đầy đủ và súc tích, bạn lại trình bày quá dài dòng, thậm chí là cả một đoạn văn kể lể. Nhà tuyển dụng sẽ mất thời gian để đọc nhưng không đúc kết lại những ý chính mà bạn muốn nói đến, qua đó họ cũng sẽ không đánh giá được trình độ và năng lực của bạn có phù hợp đến vòng tiếp theo là phỏng vấn hay không.

Lưu ý, khi bắt tay vào viết CV, bạn nên nhớ trình bày súc tích, dễ hiểu và đầy đủ ý mà bạn muốn nói đến.

Viết mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung

Thông thường có nhiều ứng viên trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV quá chung chung, không rõ ràng hoặc thậm chí là sao chép lại mục tiêu của người khác vì không biết cách đặt mục tiêu như thế nào. Bạn nên nhớ mục tiêu nghề nghiệp trong CV là rất cần thiết, hơn thế nữa mục tiêu phải rõ ràng cụ thể và hướng đến lợi ích hoặc mục tiêu chung của công ty mà bạn đang ứng tuyển.

Bạn có thể nói mình muốn thăng tiến lên vị trí nào, bên cạnh đó là mục tiêu hướng đến công ty, ví dụ nếu bạn ứng tuyển vào vị trí sale thì nên để mục tiêu muốn tăng doanh số, tăng số lượng khách hàng…

Thông tin người tham vấn là rất quan trọng

Người tham vấn là một trong những thông tin trong CV mà nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến. Thông thường, công ty sẽ gọi đến cho người tham vấn, đó là sếp cũ hay đồng nghiệp của bạn ở công ty cũ, để hỏi về năng lực làm việc, kinh nghiệm cũng như trình độ của ứng viên. Đây là một nguồn thông tin được cho là rất khách quan để đánh giá ứng viên mà người tuyển dụng nào cũng muốn biết.

Vì thế, bạn nên nhớ phải để thông tin người tham vấn trong CV của mình. Đây là một trong những nội dung mà nhiều ứng viên rất hay quên. Nếu CV không có thông tin người tham vấn thì thường sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp.

Đừng quên để lại số điện thoại và email

Điều cuối cùng quan trọng nhưng chúng ta thường rất hay bỏ sót đó là thông tin cá nhân như số điện thoại và email. Chỉ vì ứng viên cứ chú trọng vào nội dung mục tiêu, kinh nghiệm, học vấn…mà quên đi thông tin để người tuyển dụng có thể liên lạc nếu CV của bạn được duyệt. Hơn thế nữa, nhà tuyển dụng cũng không nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin của bạn và có thể họ sẽ bỏ qua và “đánh rớt” bạn.

CV được xem như là một tấm vé thông hành giúp bạn tìm kiếm được vị trí công việc như mình mong muốn. Vì để có được một công việc hấp dẫn ở một công ty tốt, thì bước đầu tiên cần làm đó là phải biết cách trình bày CV đúng chuẩn và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Trang phục khi đi phỏng vấn, bạn nên lưu ý những gì?

Mô tả: Trong nhiều trường hợp, có những ứng viên đã bị “đánh rớt” chỉ vì bộ trang phục của mình không phù hợp trong buổi phỏng vấn. Tại sao? Chọn trang phục thế nào là thích hợp, đừng bỏ lỡ bài viết nhé!

Qua mỗi bộ trang phục được diện hàng ngày, mọi người sẽ phần nào đoán được gu thời trang cũng như tính cách của bạn. Bạn sẽ luôn cảm thấy tự tin và nổi bật khi diện những bộ quần áo mình thích nhất. Nhưng đôi khi, có những lúc bạn sẽ không được tự do lựa chọn trang phục “hợp gu” nữa , đặc biệt trong những buổi phỏng vấn. Lúc này việc mặc gì sẽ không còn được quyết định bởi sở thích của bạn, mà nó phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau.

Trang phục phù hợp với văn hóa công ty

Tùy vào môi trường làm việc của mỗi công ty khác nhau, bạn nên cân nhắc lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp nhất khi đi phỏng vấn. Thông thường khi bạn ứng tuyển vào các công ty Nhà nước, bạn có thể lựa chọn những bộ trang phục lịch sự như áo sơ mi trắng tay dài, kết hợp với quần đen dài hoặc váy công sở. Nhưng ngược lại, đối với một công ty startup năng động hoặc những công ty thiên về lĩnh vực sáng tạo quảng cáo, việc mặc áo trắng quần đen theo kiểu truyền thống như thế lại chưa hẳn là tốt, bạn có thể chuẩn bị cho mình những trang phục thoải mái hơn.

Trước khi nộp hồ sơ vào một công ty nào đó, bạn có thể xem xét về văn hóa công ty và môi trường làm việc tại đây, tìm hiểu nhân viên của công ty đi làm sẽ mặc những bộ quần áo như thế nào, qua đó bạn sẽ biết cách lựa chọn cho mình bộ trang phục phỏng vấn phù hợp nhất.

Trang phục phù hợp với vị trí công việc

Mỗi công việc sẽ có những tính chất khác nhau, đòi hỏi bạn phải thể hiện được bản thân mình sao cho nhà tuyển dụng thấy được bạn phù hợp với vị trí công việc đó, và trang phục khi đi phỏng vấn cũng giúp bạn phần nào thể hiện được điều đó. Đơn cử, bạn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, bạn nên lựa chọn những bộ váy áo toát lên sự tự tin và ra dáng một doanh nhân. Hoặc bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, bạn có thể lựa chọn một bộ trang phục toát lên sự năng động và sáng tạo. Để được đánh giá cao trong lần đầu tiên gặp mặt nhà tuyển dụng, trang phục cũng là điều mà bạn phải chỉn chu và nên đầu tư kỹ lưỡng.

Hạn chế mặc trang phục quá nhiều màu

Đúng thế, khi đi phỏng vấn ở bất kỳ công ty nào, cho dù là công ty Nhà nước và cả những công ty startup năng động, thì bạn nên tránh những bộ trang phục quá nhiều màu và lòe loẹt, hoặc những bộ quần áo chỉ thích hợp để đi chơi. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bởi họ nghĩ bạn cho rằng buổi phỏng vấn này không quan trọng. Hơn thế nữa, người phỏng vấn sẽ đánh giá là bạn không tôn trọng họ.

Hơn thế nữa, bạn cũng nên tránh mặc những bộ trang phục có quá nhiều chi tiết, khác biệt và rắc rối. Hãy luôn chuẩn bị cho mình một bộ quần áo chỉn chu và tươm tất nhất để “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá bạn là một người chuyên nghiệp và nghiêm túc với công việc.

Trang phục vừa vặn với cơ thể của bạn

Có nhiều bạn thường mắc phải lỗi này khi chọn trang phục đi phỏng vấn cho mình, bạn chọn một bộ quần áo quá rộng hoặc quá chật so với cơ thể. Dẫn đến bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không tự tin, tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến buổi phỏng vấn của bạn đấy. Vì thế, nên lưu ý chọn một bộ trang phục vừa vặn với cơ thể, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng, qua đó sẽ giúp bạn trả lời tốt những câu hỏi được đặt ra.

Trang phục khi đi phỏng vấn cũng là một yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với môi trường công ty cũng như vị trí công việc hay không. Vì thế, việc lựa chọn trang phục chỉn chu là rất cần thiết, bạn nên nhớ hãy chọn cho mình một bộ quần áo phù hợp với văn hóa công ty, bên cạnh đó sẽ giúp bạn có được sự tự tin và thể hiện bản thân mình một cách tốt nhất nhé!